[Mới nhất 2024] Thành lập Chi nhánh Công ty

thanh-lap-chi-nhanh

Bước vào kỷ nguyên phát triển toàn cầu, Việt Nam đang ngày càng chứng minh được vị thế của mình trên trường quốc tế. Các tập đoàn phát triển nhanh chóng, do đó việc mở rộng kinh doanh là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, khá nhiều doanh nghiệp còn đang lấn cấn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thành lập chi nhánh trực thuộc công ty. Vậy chi nhánh của công ty Việt Nam và chi nhánh của công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ được thực hiện như thế nào? Sau đây Luật An Thiện Minh xin phép được chia sẻ một số quy định của pháp luật Việt Nam tới Quý khách hàng.

1. Chi nhánh được định nghĩa như thế nào

Chi nhánh được hiểu là một đơn vị phụ được thành lập phụ thuộc vào doanh nghiệp. Chi nhánh có thể có thể được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của một doanh nghiệp. Chi nhánh phải đăng ký ngành nghề kinh doanh đúng với ngành nghề của doanh nghiệp.

Như vậy, theo định nghĩa trên thì chi nhánh được thành lập dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, nếu được doanh nghiệp ủy quyền, chi nhánh có thể đứng ra ký kết các hợp đồng kinh doanh thương mại.

2. Đặt tên Chi nhánh

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì tên chi nhánh phải sử dụng bảng chữ cái tiếng việt, chữ số và ký hiệu. Đi liền cụm chi nhánh phải là tên công ty theo đúng quy định. Ví dụ: Công ty TNHH A thì khi đặt tên chi nhánh có thể là Chi nhánh Công ty TNHH A tại tỉnh B

Khi dịch tên chi nhánh ra tiếng anh, yêu cầu phải dịch sát nghĩa, không gây nhầm lẫn với tên chi nhánh khác.

Trên các giấy tờ hồ sơ hoặc văn bản giao dịch, tên chi nhánh sẽ được viết nhỏ hơn so với tên doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo rõ ràng.

3. Hồ sơ chuẩn bị thành lập Chi nhánh

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ thành lập chi nhánh sẽ có những thành phần khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

– Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu quy định của luật. Về cơ bản, mẫu thông báo này phải có thông tin doanh nghiệp, mã số thuế, thông tin chi nhánh dự kiến, địa chỉ đặt chi nhánh, ngành nghề của chi nhánh (ngành nghề của chi nhánh phải khớp với doanh nghiệp), thông tin về người đứng đầu chi nhánh và thông tin về thuế (chi nhánh có thể hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập).

– Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 Thành viên, Quyết định/nghị quyết  của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và biên bản họp của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần.

– Biên bản họp của Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp hội đồng quản trị của Công ty cổ phần.

– Bản sao y chứng thực giấy tờ pháp lý (căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu) của người được doanh nghiệp bổ nhiệm làm người đứng đầu chi nhánh

– Giấy ủy quyền và giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền nộp hồ sơ (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người thành lập doanh nghiệp).

thanh-lap-chi-nhanh
Thành lập Chi nhánh Công ty

4. Trình tự thành lập chi nhánh doanh nghiệp

Người nộp hồ sơ để thành lập chi nhánh sẽ là người thành lập doanh nghiệp hoặc người được người thành lập doanh nghiệp ủy quyền thành lập chi nhánh. Hồ sơ sẽ được nộp đến phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi đặt chi nhánh. Ví dụ chi nhánh đặt tại địa chỉ tỉnh B thì Hồ sơ sẽ nộp trên phòng đăng ký kinh doanh tỉnh B. Việc nộp hồ sơ hoàn toàn thực hiện online có thể thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số cá nhân.

Bước 1: Người ủy quyền hoặc người đại diện doanh nghiệp kê khai thông tin thành lập chi nhánh trên cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Thông tin kê khai bao gồm tên chi nhánh, ngành nghề, người đứng đầu chi nhánh, thông tin về thuế và một số thông tin khác.

Bước 2: Tải bản mềm hồ sơ lên hệ thống. Bản mềm hồ sơ hợp lệ là bản mềm của đầy đủ chữ ký của người đại diện doanh nghiệp, ghi đầy đủ thông tin ngày tháng và thông tin thành lập chi nhánh. Hồ sơ đầy đủ theo quy định tại mục số 3.

Bước 3: Nộp hồ sơ. Riêng việc thành lập chi nhánh bỏ qua bước thanh toán.

Sau 3 ngày (không tính thứ bảy chủ nhật), nếu hồ sơ hợp lệ Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận chi nhánh, nếu hồ sơ không hợp lệ doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo hướng dẫn của chuyên viên.

5. Thành lập chi nhánh áp dụng cho thương nhân là người nước ngoài

Khác với thành lập chi nhánh thương nhân Việt Nam, đối với thương nhân nước ngoài sẽ thực hiện tại Sở công thương nơi doanh nghiệp có ý định đặt chi nhánh.

Những điều kiện cơ bản để thương nhân nước ngoài có thể thành lập chi nhánh tại Việt Nam

Thứ nhất, thương nhân phải thành lập công ty theo quy định của pháp luật quốc gia mà Việt Nam là thành viên của Điều ước quốc tế hoặc được công nhận bởi quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận

Thứ hai, thương nhân phải có ít nhất 5 năm hoạt động kinh doanh, tính từ thời điểm thành lập hoặc đã đăng ký thành lập.

Thứ ba, hàng hóa mà thương nhân đăng ký cho chi nhánh phải là hàng hóa được pháp luật Việt Nam cho phép kinh doanh, sản xuất.

Hồ sơ để thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam

Đơn thành lập chi nhánh theo mẫu phát hành của Bộ Công thương

Bản sao đăng ký kinh doanh hợp lệ của thương nhân nước ngoài

Văn bản thương nhân nước ngoài bổ nhiệm giám đốc chi nhánh

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán chứng minh doanh nghiệp nộp thuế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan nhà nước.

Thương nhân bắt buộc phải có bản điều lệ hoạt động của chi nhánh

Giấy tờ chứng minh pháp lý người đứng đầu chi nhánh (nếu là người nước ngoài thì phải có hộ chiếu)

Hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh có quyền sử dụng hợp pháp đối với địa điểm của chi nhánh.

Các bước nộp hồ sơ:

– Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ tại mục 5 và nộp cho Sở công thương nơi dự kiến đặt địa chỉ chi nhánh. Ví dụ thương nhân nước ngoài đặt chi nhánh tại tỉnh B, thì phải nộp hồ sơ tại Sở công thương tỉnh B.

Trong 3 ngày kể từ ngày được trả giấy giấy tiếp nhận hồ sơ, thương nhân nước ngoài sẽ được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện, Sở công thương sẽ ra thông báo sửa đổi cho doanh nghiệp, khi đó thương nhân sẽ theo hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Sau 7 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được trả kết quả, nếu thương nhân không được cấp phép, Sở Công thương sẽ ra văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

– Đối với chi nhánh thuộc đối tượng nằm trong khu kinh tế hoặc khu công nghiệp thì cơ quan xử lý hồ sơ là Ban quản lý khu công nghiệp hoặc khu kinh tế đó.

– Các nội dung trên sẽ không áp dụng cho chi nhánh doanh nghiệp thuộc vốn đầu tư nước ngoài và được thành lập tại Việt Nam.

– Chi nhánh của doanh nghiệp hoàn toàn có thể hạch toán độc lập theo quyết định của doanh nghiệp.

LỜI KẾT

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin hữu ích để thành lập chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Do thủ tục mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, do đó bạn nên tìm một đơn vị luật uy tín để thay doanh nghiệp thực hiện thủ tục. Với độ bao quát trên khắp cả nước, Luật An Thiện Minh chúng tôi tự tin rằng sẽ mang để cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất cùng với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp. Hãy thông tin cho chúng tôi nếu như bạn có nhu cầu.

Để lại bình luận

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top