Đăng ký nhãn hiệu là quá trình đăng ký và bảo hộ một tên, logo, ký hiệu hoặc biểu tượng để định danh và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khởi các đối thủ. Vậy để đăng ký nhãn hiệu thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
(Hình ảnh minh họa đăng ký nhãn hiệu)
-Cơ sở pháp lý:
+Luật Sở hữu trí tuệ
-
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCNvới (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).
- Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai, mẫu nhãn cần chuẩn bị ko nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm.
Trường hợp nhãn hiệu đăng ký có sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp bằng cần thêm tài liệu chứng minh quyền đăng ký như: chứng minh quan hệ công ty mẹ con, góp vốn, điều lệ tổ chức (01 bản).
- Giấy uỷ quyền: 01 bản (nếu nộp qua Tổ chức Đại diện).
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản).
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng Tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác (01 bản).
- Các tài liệu khác
*Khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần có các tài liệu như sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
-
Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu.
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
+Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu dót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thười hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.
Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Doanh nghiệp có thể trực tiếp kiểm tra tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu của mình trên cổng thông tin.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
+Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 6: Công bố thông báo văn bằng bảo hộ
Sau khi quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bước tiếp theo là công bố thông báo văn bằng bảo hộ. Thông báo này thông báo cho công chúng và các bên liên quan rằng văn bằng bảo hộ đã được cấp. Thông báo công bố thông tin quan trọng về văn bằng bảo hộ, bao gồm tên chủ sở hữu, mô tả văn bằng bảo hộ và phạm vi bảo hộ.
Bước 7: Duy trì và quản lý văn bằng bảo hộ
Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, bước cuối cùng là duy trì và quản lý văn bằng bảo hộ. Điều này bao gồm việc đảm bảo tuân thủ các quy định và điều kiện của văn bằng bảo hộ, tiến hành gia hạn khi cần thiết, và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của văn bằng bảo hộ khỏi vi phạm.
Nội dung bài viết nêu trên của chúng tôi, chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật mang tính tham khảo chung đến quý khách hàng. Không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất. Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH An Thiện Minh để nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý của Công ty.