Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam 2024

giay-chung-nhan-dang-ky-hoat-dong-ban-hang-da-cap

Trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Để thực hiện hoạt động này, các thương nhân nước ngoài phải chịu sự quản lý, cho phép của các cơ quan pháp luật Việt Nam thông qua việc đăng ký quyền tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với những thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu cũng sẽ có những quy định khác. Để có thể hiểu rõ hơn quy định của pháp luật trong vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phạm vi, trách nhiệm của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

  • Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là quá trình mua bán, giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu là một phần quan trọng của thương mại quốc tế và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia.
  • Phạm vi: Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động xuất, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, như vậy thương nhân sẽ được hưởng các quyền như sau:
  • Đối với các loại hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu thì sẽ được thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và lộ trình cam kết về thị trường mở của Việt Nam
  • Được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với thương nhân Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Trách nhiệm: Căn cứ Điều 5 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, cụ thể thương nhân sẽ phải tuân thủ các quy định như sau:
  • Tuân thủ các quy định đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa: hải quan, thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm,… phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
  • Các tài liệu, thông tin xuất trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền phải đảm bảo tính xác thực
  • Các nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định ở Luật thương mại và pháp luật liên quan của Việt Nam phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ
  • Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện báo cáo thường niên, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ thương mại
  • Đối với
  • phải thực hiện việc nộp lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn,.. theo quy định của Bộ tài chính
  • Đăng ký địa chỉ liên lạc để cơ quan nhà nước liên lạc khi cần thiết
  • Lưu giữ chứng từ, sổ sách theo quy định của pháp luật Việt Nam

    quyen-xuat-khau-quyen-nhap-khau
    Hình ảnh minh họa

2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

2.1. Vì sao cần cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các thương nhân nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sẽ thường phải thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức khác nhau như: thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện hoặc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Các hình thức hiện diện thương mại này có thể coi là căn cứ pháp lý để quản lý hoạt động của các thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng như bảo đảm quyền và nghĩa vụ của họ đối với thương nhân trong nước.

Tuy nhiên, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam. Do đó, Giấy chứng nhận quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đóng vai trò như Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, là căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ của các thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

2.2. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 7, Chương 2, Nghị định 90/2007/NĐ-CP Quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, cần đáp những điều kiện được liệt kê sau đây:

– Thương nhân không thuộc các đối tượng bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu các hình phạt liên quan tới hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam.

– Đối với người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài là cá nhân, phải thuộc diện không có tiền án.

– Cá nhân là thương nhân nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế không thuộc các trường hợp bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên, thương nhân nước ngoài hoàn toàn có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu ngay cả khi không hiện diện tại Việt Nam.

2.3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện ở Việt Nam.

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định tại điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BTC. Nội dung bộ hồ sơ bao gồm giấy tờ, văn bản sau đây:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo Mẫu MĐ-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC;
  • Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu các hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật
  • Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật là tổ chức kinh tế, không có tiền án, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thương nhân là tổ chức kinh tế;
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân là cá nhân;
  • Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác theo quy định của pháp luật nước đó;
  • Văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
  • Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam với thương nhân không hiện diện, thực hiện đầy đủ các thông tin như họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế đại diện cho thương nhân không hiện diện tại Việt Nam hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với người đại diện là cá nhân.
  • Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp văn bản quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự.

3. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

3.1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 4 thông tư 28/2012/TT-BCT quy định về thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn đối với các loại giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu của các thương nhân không hiện diện tại Việt Nam thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận sẽ được nộp về Bộ Công Thương, cụ thể là Vụ Xuất Nhập khẩu để được xem xét, kiểm tra và đánh giá.

3.2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị một bộ hồ sơ với các loại giấy tờ được nêu tại mục 2.3 của bài viết này.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền là Vụ Xuất Nhập khẩu của Bộ Công Thương.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ:

Vụ Xuất Nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ngay sau khi tiếp nhận được hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì cơ quan này sẽ ra thông báo để bổ sung hoặc yêu cầu làm lại hồ sơ. Trường hợp từ chối không cấp giấy chứng nhận, cơ quan này sẽ ra văn bản nêu rõ lý do từ chối với thương nhân là người nước ngoài.

Bước 4: Trả kết quả:

Nếu hồ sơ nộp là hợp lệ và đầy đủ thì Vụ Xuất Nhập khẩu sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận (văn bản chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam).

3.3. Thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

Thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có sự hiện diện tại Việt Nam được tính từ ngày Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đó. Theo đó:

  • Hồ sơ không hợp lệ: trả kết quả là thông báo yêu cầu bổ sung hoặc làm lại hồ sơ cho thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam trong vòng 10 ngày làm việc.
  • Hồ sơ hợp lệ: trả kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cho người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam trong 30 ngày làm việc.

3.4. Phí và lệ phí

Mức thu lệ phí đối với dịch vụ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định tại Biểu mức thu lệ phí ban hành kèm theo Quyết định 108/2007/QĐ-BTC. Theo đó, mức lệ phí với dịch vụ cấp mới Giấy chứng nhận là 6 triệu đồng/ giấy và nộp 100% mức phí này tại cơ quan thu lệ phí (Vụ Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương).

4. Báo giá dịch vụ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về những vấn đề liên quan đến dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam do Luật An Thiện Minh biên tập. Công ty Luật TNHH An Thiện Minh với đội ngũ Luật sư và các chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng trên khắp cả nước sẽ là một đối tác đáng tin cậy để bạn lựa chọn. Chúng tôi hân hạnh cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn chuyên sâu trong tất cả các lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, pháp luật thương mại, pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật hợp đồng, giấy phép kinh doanh, … hỗ trợ khách hàng xử lý những vấn đề pháp lý.

Luật An Thiện Minh xin cam kết luôn đem đến cho khách hàng dịch vụ pháp luật uy tín, an toàn và được đảm bảo pháp lý lâu dài.

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam tại Luật An Thiện Minh sẽ bao gồm các nội dung công việc như sau:

  • Tư vấn cho khách hàng về những điều kiện và hồ sơ cần thiết.
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ có liên quan.
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản pháp luật về đăng ký nhãn hiệu.
  • Đại diện cho khách hàng thông qua văn bản ủy quyền để đi nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chúng tôi sẽ căn cứ vào trường hợp cụ thể của khách hàng và đưa ra mức giá cả hợp lý để khách hàng có thể tham khảo và quyết định lựa chọn Luật An Thiện Minh làm đối tác.

Nếu quý bạn đọc quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam tại Luật An Thiện Minh, vui lòng liên hệ qua số hotline 0865 995 795 để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của quý khách.

Địa chỉ: P403, Tòa B1, Tòa Nhà UDIC Westlake, Đường Võ Chí Công, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội

Để lại bình luận

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top