Công bố thực phẩm là thủ tục vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể thuận lợi đưa sản phẩm ra thị trường, đảm bảo sản phẩm đầy đủ giấy tờ để người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Vậy thủ tục công bố thực phẩm thực hiện ra sao? Giấy tờ ràng buộc cần những gì? Bài viết sau đây, Luật An Thiện Minh sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về việc công bố thực phẩm.
-
Khái niệm công bố thực phẩm được hiểu như thế nào
Có rất nhiều cách để định nghĩa về công bố thực phẩm nhưng khái niệm dễ hình dung nhất về công bố thực phẩm đó là việc doanh nghiệp công bố công khai, rộng rãi sản phẩm của mình ra thị trường Việt Nam nhằm đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, chứng minh sản phẩm thực phẩm của mình an toàn và mọi người đều có thể yên tâm sử dụng.
-
Phân loại thực phẩm công bố
Trên thị trường hiện nay phân ra rất nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Nếu căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có thể phân thành nhiều loại thực phẩm như: Thực phẩm giàu protein, thực phẩm giàu lipid, thực phẩm giàu tinh bột, thực phẩm giàu các chất đường,
Nếu căn cứ vào nguồn gốc tự nhiên, thực phẩm chia thành các loại như sau: thực phẩm có nguyên liệu từ động vật, thực phẩm có nguyên liệu từ thực vật…
Nếu căn cứ vào công dụng thì có thể chia thành: Thực phẩm thường và thực phẩm chức năng.
Pháp luật Việt Nam hiện nay thừa nhận công bố hai loại thực phẩm sau: Thực phẩm thường và thực phẩm chức năng.
-
Cần đăng ký công bố thực phẩm khi nào
Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm, những sản phẩm thực phẩm cần đăng ký công bố trước khi đưa ra thị trường để tiêu thụ được quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đó là:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
-
Thủ tục công bố các loại thực phẩm
Lưu ý đặc biệt trước khi tiến hành công bố thực phẩm là cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra đối với các loại thực phẩm trong nước thì trước khi công bố, doanh nghiệp cần xin Giấy chứng nhận vệ sinh An toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy từng loại thực phẩm mà cơ quan cấp Giấy chứng nhận vệ sinh An toàn thực phẩm sẽ khác nhau. Ví dụ như doanh nghiệp sản xuất chế biến bỏng ngô thì cần xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản; Nếu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất là thực phẩm chức năng thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận vệ sinh An toàn thực phẩm là Cục vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
Một điều lưu ý nữa là tất cả các loại thực phẩm trước khi tiến hành công bố đều phải đi kiểm nghiệm. Cơ quan kiểm nghiệm phổ biến hiện nay là: Trung tâm kiểm nghiệm quốc gia hoặc quatest…
4.1. Thủ tục công bố thực phẩm thường hay còn gọi là tự công bố
Thực phẩm thường được hiểu là loại thực phẩm dùng cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Việc sử dụng thực phẩm thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng không có cách dùng đặc biệt nào. Thủ tục công bố thực phẩm thường hiện nay khá đơn giản và thuận lợi
Thực phẩm thường được công bố chia làm thực phẩm trong nước và thực phẩm nhập khẩu. Thủ tục công bố hai loại thực phẩm này gần như tương tự nhau, tùy từng loại thực phẩm mà cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố sẽ khác nhau.
Hồ sơ giấy tờ để công bố thực phẩm thường trong nước bao gồm: Đăng ký kinh doanh công chứng, phiếu kiểm nghiệm, bản tự công bố (theo mẫu), nhãn phụ sản phẩm.
Hồ sơ công bố thực phẩm thường nhập khẩu bao gồm: Đăng ký kinh doanh công chứng, kiểm nghiệm sản phẩm, phiếu kiểm dịch, bản tự công bố (theo mẫu), nhãn phụ sản phẩm.
Cơ quan tiếp nhận công bố sản phẩm thường nhập khẩu là Sở công thương. Cơ quan tiếp nhận công bố sản phẩm thường trong nước là cơ quan cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công bố thực phẩm thường không quy định về thời gian trả kết quả. Kết quả của công bố chính là bản tự công bố doanh nghiệp đã hoàn thiện.
Hồ sơ công bố thực phẩm thường sẽ do doanh nghiệp giữ 01 bản gốc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ 01 bản gốc.
4.2. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm sản xuất theo công thức riêng, quy định riêng về đối tượng sử dụng, có công dụng hỗ trợ sức khỏe cho các bộ phận cơ thể con người.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng trong nước bao gồm: Sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; Giấy chứng nhận VSATTP, Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm, Bảng thành phần của sản phẩm, Bảng giải trình công dụng của sản phẩm, nhãn sản phẩm và tài liệu, hồ sơ chứng minh công dụng của sản phẩm chức năng.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu bao gồm: Sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm, Bảng thành phần của sản phẩm, Bảng giải trình công dụng của sản phẩm, nhãn sản phẩm và tài liệu, hồ sơ chứng minh công dụng của sản phẩm chức năng.
Công bố thực phẩm chức năng trong nước và nhập khẩu đều được thực hiện online trên cổng thông tin của Cục vệ sinh An toàn thực phẩm. Do đó trước khi tiến hành công bố, doanh nghiệp cần phải đăng ký tài khoản trên cục và được cục chấp thuận.
Các bước công bố thực phẩm chức năng trên Cục vệ sinh An toàn thực phẩm bao gồm
Bước 1: Đăng ký tài khoản trên Cục vệ sinh An toàn thực phẩm
Bước 2: Nhập dữ liệu và tải hồ sơ công bố thực phẩm chức năng
Bước 3: Nộp phí thẩm định
Bước 4: Đợi kết quả sau khi được cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ
Kết quả của công bố thực phẩm chức năng là Bản mềm Giấy tiếp nhận công bố do Cục vệ sinh An toàn thực phẩm cấp.
Do thực phẩm chức năng là loại thực phẩm đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cong người do đó thủ tục công bố vô cùng nghiêm ngặt. Doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ hồ sơ để tránh mất nhiều thời gian công bố, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trên đây là bài viết chi tiết về công bố thực phẩm. Do công dụng khác nhau nên việc công bố thực phẩm thường và công bố thực phẩm chức năng khác nhau về thủ tục. Đặc biệt là đối với sản phẩm thực phẩm chức năng và những quy định ngặt nghèo về việc công bố. Do đó, khi muốn công bố bạn hãy liên hệ với Công ty Luật An Thiện Minh qua số hotline/zalo: 0865 995 795 – Chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí và thực hiện toàn bộ thủ tục giúp bạn. Bạn sẽ nhận được sự trải nghiệm dịch vụ vô cùng hoàn hảo và nhận trên tay kết quả công bố sản phẩm.
Dịch vụ đăng ký công bố thực phẩm tại Luật An Thiện Minh sẽ bao gồm các nội dung công việc như sau:
– Tư vấn cho khách hàng về những điều kiện và hồ sơ cần thiết;
– Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ có liên quan;
– Hỗ trợ soạn thảo văn bản pháp luật về đăng ký công bố thực phẩm;
– Đại diện cho khách hàng thông qua văn bản ủy quyền để đi nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.