Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam đang là một hoạt động diễn ra một cách phổ biến và rộng rãi. Điển hình có thể thấy những thương hiệu như: Mixue, Pizza Hut, Gongcha,… đều là những thương hiệu nước ngoài có hoạt động nhượng quyền diễn ra thường xuyên tại Việt Nam. Hãy cùng Luật An Thiện Minh tìm hiểu về trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại nêu trên nhé!
1. Những điều cần biết về nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
1.1. Một số khái niệm về hoạt động nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Ngoài ra còn có bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp. Quyền thương mại khi chuyển nhượng sẽ bao gồm một hoặc toàn bộ các quyền như:
- Bên nhận quyền được cho phép tự mình tiến hành các công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo hệ thống mà bên nhượng quyền quy định. Bên nhận quyền được gắn: Tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo.
- Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung
- Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung
- Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam mà bên nhượng quyền là thương nhân nước ngoài. Hoạt động nhượng quyền diễn ra về cơ bản cũng tương tự như khái niệm đã nêu ở trên.
1.2. Điều kiện nhượng quyền thương mại
Pháp luật quy định điều kiện đối với bên nhượng quyền được quy định tại điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Theo đó, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền phải hoạt động từ 01 năm trở lên.
2. Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
Căn cứ Mục II Văn bản hợp nhất 12/VBHN–BCT năm 2016 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Thông tư về việc hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại quy định về hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam như sau:
STT | Loại giấy tờ | Số lượng | Hình thức | Mẫu |
1 | Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại | 01 bản | Bản chính | MĐ-1 tại Phụ lục II Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BCT 2016 |
2 | Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại | 01 bản | Bản chính | Phụ lục III Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BCT 2016
|
3 | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư | 01 bản | Bản sao | |
4 | Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài | 01 bản | Bản sao | |
5 | Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu | 01 bản | Bản sao |
3. Thủ tục tiến hành
3.1. Cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công thương.
3.2. Thời gian thực hiện
Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến khi Bộ Công thương ra Thông báo thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký là 07 ngày làm việc. Trong đó, thời hạn để Bộ Công thương xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ là 02 ngày làm việc. Sau khi hồ sơ đã được bổ sung đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Công thương phải thực hiện đăng ký và ra Thông báo về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký để bên nộp hồ sơ được biết.
4. Trình tự đăng ký
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương.
Bước 2: Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra đánh giá hồ sơ.
Nếu hồ sơ sai sót chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc cơ quan đăng ký thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ yêu cầu bổ sung hoàn thiện.
Bước 3: Bộ Công Thương thẩm tra nội dung hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cho tổ chức pháp nhân.
Trường hợp không chấp thuận Bộ Công Thương phải có thông báo trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 4: Tổ chức pháp nhân nhận Thông báo trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện từ Bộ Công Thương.
5. Dịch vụ thực hiện các thủ tục pháp lý tại Luật An Thiện Minh
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về những vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam.
Công ty Luật TNHH An Thiện Minh với đội ngũ Luật sư và các chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng trên khắp cả nước sẽ là một đối tác đáng tin cậy để bạn lựa chọn. Chúng tôi hân hạnh cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn chuyên sâu trong tất cả các lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, pháp luật thương mại, pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật hợp đồng, giấy phép kinh doanh, … hỗ trợ khách hàng xử lý những vấn đề pháp lý.
Luật An Thiện Minh xin cam kết luôn đem đến cho khách hàng dịch vụ pháp luật uy tín, an toàn và được đảm bảo pháp lý lâu dài.
Dịch vụ tư vấn pháp luật tại Luật An Thiện Minh sẽ bao gồm các nội dung công việc như sau:
- Tư vấn cho khách hàng về những điều kiện và hồ sơ cần thiết.
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ có liên quan.
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản pháp luật về dịch vụ tư vấn pháp luật mà khách hành lựa chọn
- Đại diện cho khách hàng thông qua văn bản ủy quyền để đi nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu quý bạn đọc quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam hay các dịch vụ tư vấn pháp luật khác tại Luật An Thiện Minh, vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0865.995.795 để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của quý khách.
Địa chỉ: Phòng 403 tòa B1 Udic Westlake, đường Võ Chí Công, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.