[Mới nhất 2024] Công ty mới thành lập thì phải nộp các loại thuế nào?

cong-ty-moi-thanh-lap

Doanh nghiệp mới thành lập cần phải thực hiện một số hoạt động để cơ cấu tổ chức bộ máy công ty và thực hiện các nghĩa vụ của Công ty theo quy định của pháp luật. Trong đó nghĩa vụ kê khai và nộp thuế là nghĩa vụ quan trọng nhất sau khi doanh nghiệp mới thành lập. Thông qua hoạt động kê khai thuế, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ nắm bắt được tình hình kinh doanh của từng công ty và qua đó sẽ làm ảnh hưởng đến số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Nếu những doanh nghiệp đã thực hiện nhiều năm thì việc kê khai thuế hay nộp thuế khá đơn giản. Tuy nhiên với những doanh nghiệp mới thành lập thì thủ tục ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ và không biết phải thực hiện như thế nào. Bài viết của chúng tôi sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các thủ tục thuế đối với công ty mới thành lập.

1. Khái niệm thuế được hiểu như thế nào? 

Hiện nay chưa có khái niệm tổng thể đối với thuế. Dễ hiểu nhất thì có thể hiểu thuế là khoản thu mà tổ chức, cá nhân bắt buộc phải nộp vào Ngân sách Nhà nước và không được bồi hoàn. Mục đích của việc thu thuế là giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, phục vụ nhu cầu của Nhà nước cho lợi ích chung của xã hội.

Việc đóng thuế không chỉ có ý nghĩa trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước mà qua đó còn thể hiện trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với xã hội, đất nước.

cong-ty-moi-thanh-lap

2. Lệ phí môn bài của Công ty mới thành lập

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với năm đầu thành lập doanh nghiệp được miễn lệ phí thuế môn bài. Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập năm 2023 thì được miễn nộp thuế năm 2023 và bắt đầu phải nộp thuế từ năm 2024.

Phí môn bài (hay còn gọi là thuế môn bài) đối với từng doanh nghiệp sẽ đóng căn cứ vào vốn điều lệ công ty. Theo quy định của luật hiện hành thì mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp được tính như sau:

+ Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm (Ba triệu đồng)

+ Công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 đồng/năm (Hai triệu đồng)

+ Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện thuộc công ty thì lệ phí thuế môn bài là 1.000.0000 đồng/năm (một triệu đồng)

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, việc tính thuế căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và những loại thu nhập mà luật quy định cụ thể.

Theo quy định, công thức tính thuế triển khai như sau:

Thuế thu nhập của doanh nghiệp phải nộp theo quy định = Thu nhập tính thuế trên thực tế * thuế suất

Theo đó:

– Thu nhập tính thuế = [Doanh thu của doanh nghiệp + Thu nhập khác] – [Chi phí kinh doanh, sản xuất, đầu tư + Các loại thu nhập miễn thuế theo quy định + Khoản lỗ kết chuyển]

– Thuế suất: Theo quy định mới nhất thì từ ngày 1/1/2016, mức thuế suất của doanh nghiệp khoảng 20%. Tuy nhiên, mức thuế này không áp dụng đối với các công ty khai khoáng và một số ngành nghề được ưu đãi, cụ thể có thể tham khoản nghị định 218/2013/NĐ-CP.

4. Thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho doanh nghiệp

Thuê thu nhập cá nhân áp dụng cho doanh nghiệp được hiểu là khoản thu nhập trích ra từ tiền lương của người tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp để nộp vào ngân sách nhà nước. Mục đích của việc đóng thuế thu nhập cá nhân là giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Thuế thu nhập cá nhân mà doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập chịu thuế trên thực thế * Thuế suất.

Theo đó:

– Thuế thu nhập cá nhân phải đóng = Thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ gia cảnh (chứng mình có người phụ thuộc)

– Thuế suất của thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân.

5. Thuế giá trị gia tăng (hay còn gọi tắt là thuế VAT)

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, cụ thể là tính trên sự tăng thêm của hàng hóa hay dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác. Và thường người chịu thuế giá trị gia tăng là người tiêu dùng.

Hai phương pháp dùng để tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

Đối với phương pháp Khấu trừ = VAT đầu ra – VAT đầu vào

Đối với phương pháp Trực tiếp = VAT của hàng hóa – Thuế suất VAT của hàng hóa

Tùy vào từng loại hàng hóa, mà thuế giá trị gia tăng là 0%, 5%, 10%.

Thuế giá trị gia tăng 5% áp dụng với những hàng hóa sau: Nước để sản xuất, sinh hoạt; Quặng dùng trong sản xuất chất kích thích, thuốc trừ sâu cây trồng hoặc phân bón tốt cho cây; Các hoạt động nạo vét phục vụ nông nghiệp, bảo quản hàng hóa; Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến

6. Thuế xuất khẩu nhập khẩu

Đây là một loại thuế gián thu, áp dụng đối với hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu độc lập trong hệ thống pháp luật trong nước và ngoài nước

Cách tính thuế xuất nhập khẩu như sau:

Nếu áp dụng theo tỷ lệ %: Thuế xuất/nhập khẩu = Số lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu * Trị giá tính thuế * Thuế xuất

Nếu áp dụng thuế suất tuyệt đối: Thuế xuất/nhập khẩu = Số lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu * Mức thuế hoàn toàn tuyệt đối

7. Thuế tài nguyên

Loại thuế này chỉ phải nộp trong trường hợp doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Căn cứ vào sản lượng tài nguyên khai thác, giá của nhà nước và thuế suất, thuế tài nguyên sẽ được tính theo đúng quy định.

8. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế này áp dụng đối với một số hàng hóa mang tính đặc biệt nhằm điều khiển, điều hành, điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội. Một số loại hàng hóa như: rượu, ô tô, xăng, naphta…

9. Thuế sử dụng đất của nhà nước:

Nếu bạn thuê đất của nhà nước thì bạn phải đóng thuế cho nhà nước, mức đóng thuế theo biểu thuế.

10. Những lưu ý trước khi nộp thuế

– Mở tài khoản ngân hàng của Công ty:

Các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc nộp thuế thông qua giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng hoặc thông qua giao dịch điện tử tại các cổng thanh toán cho phép nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về thuế và kế toán thì các khoản thu của doanh nghiệp từ 20.000.000 VNĐ (Hai mươi triệu đồng) trở lên thì doanh nghiệp phải thực hiện giao dịch bằng chuyển khoản vào tài khoản công ty.

Các doanh nghiệp nên mở tài khoản ngân hàng và thực hiện nộp thuế theo hình thức thực hiện giao dịch điển tử để thuận tiện, dễ dàng hơn cũng như giảm bớt được thời gian và tránh trường hợp quên nộp thuế làm phát sinh các khoản lãi chậm nộp tiền thuế. Tùy vào từng ngân hàng mà hồ sơ mở tài khoản sẽ khác nhau, nhìn chung sẽ có các giấy tờ sau đây: Giấy đề nghị mở tài khoản cho doanh nghiệp, bản sao y công chứng đăng ký kinh doanh thời gian gần nhất, Bản sao giấy tờ pháp lý hợp lệ của Người đại diện theo pháp luật của công ty và Người phụ trách kế toán của công ty.

– Mua chữ ký số của Công ty:

Mua và đăng ký chữ ký số phục vụ kê khai thuế và nộp thuế điện tử: Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn kê khai thuế đều phải mua chữ ký số, chữ ký số là chứng thư điện tử và được Nhà nước công nhận có giá trị như con dấu doanh nghiệp để đóng/ký vào hồ sơ thuế bản điện tử. Hồ sơ đăng ký chữ ký số chỉ cần Đăng ký kinh doanh công chứng và giấy tờ pháp lý công chứng của người đại diện theo pháp luật.

Doanh nghiệp phải tiến hành kê khai thuế trước khi nộp thuế. Doanh nghiệp phải tiến hành kê khai thuế, nộp tờ khai thuế theo tháng, theo quý, theo năm và nộp Báo cáo tài chính theo năm trong thời hạn mà Luật quản lý thuế đã quy định. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Các khoản thuế phải kê khai là các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật.

11. Nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?

Cách 1: Nộp tờ khai thuế trực tiếp tại Cơ quan quản lý thuế. Hiện nay, hầu hết các cơ quan quản lý thuế đều yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế điện tử và không nhận tờ khai thuế trực tiếp.

Cách 2: Nộp hồ sơ khai thuế điện tử. Hiện nay hồ sơ khai thuế được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức giao dịch điện tử và sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp để ký hồ sơ khai thuế. Các doanh nghiệp truy cập vào website Thuế điện tử thuộc Bộ Tài chính để nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện nộp hồ sơ khai thuế điện tử giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nâng cao hiệu quả kê khai và nộp thuế, đồng thời cũng giúp các cơ quan quản lý thuế trích xuất dữ liệu điện tử thuận tiện hơn trong quá trình quản lý.

LỜI KẾT

Như vậy, các Công ty vừa mới thành lập cần phải hết sức lưu ý hoàn thành nghĩa vụ kê khai và nộp thuế đối với Nhà nước, tránh phát sinh những lỗi vi phạm không đáng có dẫn tới bị xử phạt vi phạm hành chính. Luật An Thiện Minh khuyến nghị, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ của các tổ chức kế toán – thuế chuyên nghiệp để được nhận những ý kiến tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tìm kiếm những giải pháp phù hợp.

Để lại bình luận

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top