[Mới nhất 2024] Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan

Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Có thể sẽ ít người biết đến loại hình doanh nghiệp này hơn so với công ty cổ phần hay công ty TNHH. Tuy nhiên, đây là một loại hình có những ưu điểm riêng biệt, phù hợp với yêu cầu thành lập doanh nghiệp của nhiều đối tượng. Sau đây, Luật An Thiện Minh sẽ chia sẻ những hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp tư nhân.

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

1.1. Khái niệm doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp là một cá nhân. Không giống các loại hình như công ty cổ phần, công ty TNHH, đối tượng duy nhất được thành lập doanh nghiệp tư nhân là cá nhân. Cá nhân này chính là chủ doanh nghiệp và có toàn quyền làm chủ cũng như phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp đó. Cũng vì điều đó mà việc thành lập và hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ đơn giản hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

ho-so-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan

1.2. Đặc điểm của dpanh nghiệp tư nhân

  • Khác với các loại hình doanh nghiệp còn lại, cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được thành lập hộ kinh doanh cá thể và cũng không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Doanh nghiệp tư nhân cũng không được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp, không được mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp khác.
  • Là loại hình doanh nghiệp mà không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân..
  • Chủ doanh nghiệp theo quy định cũng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Một số điều cần biết về doanh nghiệp tư nhân

2.1. Tổ chức quản lý hoạt động đối với doanh nghiệp tư nhân

Có thể hiểu rằng, chủ của doanh nghiệp tư nhân sẽ là người đứng ra quản lý và chịu trách nhiệm với toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Tổ chức của doanh nghiệp tư nhân cũng rất đơn giản với chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật. Để vận hành doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có thể thuê người khác về đảm nhiệm các chức vụ quản lý như: Giám đốc, Tổng giám đốc,…

Về mặt trách nhiệm, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp mà người chủ sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ và vô hạn với doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng chính là bị đơn, nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ việc và trước Tòa án hoặc Trọng tài trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của Chủ doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thực hiện các thủ tục tăng, giảm vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn được phép cho thuê hoặc bán doanh nghiệp (theo quy định tại Điều 191, Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020).

Đi kèm với quyền lợi cũng là nghĩa vụ, chủ doanh nghiệp phải đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Các nghĩa vụ về tài chính, thuế cũng phải được bảo đảm thực hiện đầy đủ. Cần phải tiến hành báo cáo tài chính theo đúng hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân đăng ký. Khi thực hiện các quyền tạm ngừng hoạt động, cho thuê, bán công ty thì chủ doanh nghiệp cần thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.

2.3. Vốn doanh nghiệp

Vốn đầu tư vào doanh nghiệp là điều quan tâm hàng đầu khi thực hiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư không bị giới hạn mức tối đa và tối thiểu, nhưng khi đăng ký vốn thì chủ doanh nghiệp cần chắc chắn có thể đầu tư đủ số vốn đăng ký với cơ quan Nhà nước.

Vốn đầu tư có thể là tiền mặt (đồng Việt Nam), ngoại tệ hoặc các loại tài sản khác theo luật định. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo tình hình doanh nghiệp và ý chí của chủ doanh nghiệp.

3. Cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

3.1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Các loại giấy tờ/ văn bản cần thiết trong bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm:

Tên giấy tờ/văn bản Số lượng Hình thức Ghi chú
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 01 Bản gốc Soạn thảo thông tin theo mẫu tại Thông tư số 01/2021/TT-BKH ngày 16/03/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp 01 Bản sao y chứng thực
Văn bản xác nhận đủ điều kiện về vốn pháp định 01 Bản gốc Yêu cầu trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật
Chứng chỉ hành nghề 01 Bản sao y chứng thực Yêu cầu đối với trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu về chứng chỉ hành nghề
Văn bản uỷ quyền 01 Bản gốc Yêu cầu trong trường hợp chủ doanh nghiệp uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ
Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của người được uỷ quyền 01 Bản sao y chứng thực

3.2. Trình tự thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân với đầy đủ giấy tờ/ văn bản như đã nêu ở mục trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ về cơ quan đăng ký kinh doanh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người đại diện hoặc người được ủy quyền sẽ nộp một bộ hồ sơ theo các hình thức như sau:

  • Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính)
  • Gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Nộp và tải hồ sơ trên trang đăng ký kinh doanh điện tử (Đăng ký kinh doanh qua mạng ). Hồ sơ được nộp bằng cái scan hồ sơ gốc và tải lên trang đăng ký kinh doanh này.

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và trả thông báo/ kết quả

Sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ sẽ ra cho bạn một thông báo đã tiếp nhận hồ sơ. Sẽ mất khoảng 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh có thể kiểm tra và xem xét hồ sơ. Sau 3 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hoặc kết quả chấp nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

LỜI KẾT

Trên đây là những quy định đối với việc thành lập doanh nghiệp tư nhân. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ cung cấp tới Quý khách hàng những thông tin của pháp luật Việt Nam quy định về doanh nghiệp tư nhân để phục vụ mục tiêu mở doanh nghiệp tư nhân của Quý khách hàng. Luật An Thiện Minh kiến nghị Quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của các đơn vị cung cấp pháp lý chuyên nghiệp để có được sự hỗ trợ đồng bộ, trọn vẹn và ưu việt nhất đối với mọi vấn đề pháp lý của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển.

Để lại bình luận

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top