Tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp là một thủ tục được áp dụng trong những trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, sản xuất hoặc một vài lý do khác. Vậy doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động trong bao lâu? có gì khác giữa thủ tục tạm ngừng hoạt động và giải thể? Hãy để chúng tôi giải đáp những thắc mắc pháp lý này cho bạn đọc nhé!
Thế nào là tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp?
Tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp hay tạm ngừng kinh doanh một doanh nghiệp là trạng thái tạm dừng lại các hoạt động kinh doanh, các hoạt động khác liên quan đến pháp lý, thuế,… của một doanh nghiệp. Tạm hiểu là trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp sẽ không được tham gia bất kỳ một hoạt động gì khác.
Sự khác nhau giữa tạm ngừng và giải thể doanh nghiệp
Hoạt động tạm ngừng khác với hoạt động giải thể. Tạm ngừng thì doanh nghiệp chỉ không hoạt động trong một khoảng thời gian pháp luật cho phép. Còn giải thể là doanh nghiệp hoàn toàn chấm dứt tất cả các hoạt động theo quy định của pháp luật.
Thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp cũng đơn giản hơn so với thủ tục giải thuế doanh nghiệp. Để có thể hiểu hơn mời bạn đọc tiếp phần dưới của bài viết.
Nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải tiến hành tạm ngừng hoạt động
Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, ví dụ như: Cần cái thể loại bộ máy tổ chức; Chưa đề ra được phương án hoạt động thích hợp; Cần có thời gian để tìm hiểu phương hướng kinh doanh cũng như chiến lược sản xuất phù hợp; ….Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến việc phải tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp cũng có thể do doanh nghiệp tạm ngừng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích kiểm tra, điều tra,…
Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì để có thể tạm ngừng hoạt động
Một khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thể gây ảnh hưởng tới rất nhiều bên. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của chính doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động mà còn có thể ảnh hưởng tới các chủ thể khác có quan hệ với doanh nghiệp.
Do đó mà theo quy định của pháp luật, Muốn thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động công ty thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ/ hoàn tất các nghĩa vụ về thuế. Cụ thể là đóng đủ tiền thuế và nộp đủ các loại tờ khai thuế
- Không còn tồn đọng các khoản nợ nào khác (tiền bảo hiểm, các khoản nợ theo hợp đồng khác,…)
- Hoàn thành các công việc theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng hoặc người lao động (Không bao gồm trường hợp doanh nghiệp và bên khách hàng chủ nợ người lao động có những thỏa thuận khác)
Những điều cần biết khi tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp
Doanh nghiệp khi muốn tạm ngừng hoạt động cần phải có thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh với thời hạn chậm nhất là 3 ngày (tính theo ngày làm việc) trước ngày tạm được kinh doanh. Tức là doanh nghiệp nếu muốn tạm ngừng vào ngày 07/07/2022 thì phải tiến hành thủ tục Thông báo tạm ngừng trước ngày 04/07/2022.
Doanh nghiệp không bị hạn chế số lần tạm ngừng hoạt động. Doanh nghiệp cũng có thể tạm ngừng liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, mỗi lần doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng thì thời gian tạm ngừng không được vượt quá thời gian 1 năm. Ví dụ: Doanh nghiệp được phép đăng ký tạm ngừng tối đa từ ngày 07/07/2022 đến hết ngày 06/07/2023.
Trường hợp doanh nghiệp có các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh địa điểm kinh doanh văn phòng đại diện thì khi doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh đồng nghĩa với việc các đơn vị trực thuộc này cũng tạm ngừng hoạt động/ tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp muốn tạo ngừng hoạt động một đơn vị phụ thuộc thì thủ tục cũng sẽ tương tự với thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp.
Thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp
Để tiến hành việc tạm ngừng hoạt động một công ty, các bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết
Tùy vào loại hình doanh nghiệp thì cần phải chuẩn bị các văn bản như sau:
Loại hình doanh nghiệp | Hồ sơ |
Công ty hợp danh |
|
Doanh nghiệp tư nhân | Thông báo tạm ngừng kinh doanh |
Công ty cổ phần |
|
Công ty TNHH 1 thành viên |
|
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên |
|
Lưu ý:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh lấy theo mẫu lại Phụ lục II-19 Thông tư 01/2021/TT- BKHĐT ngày 16/03/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Trường hợp ủy quyền cho một người khác thực hiện thủ tục này thì người có thẩm quyền thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp sẽ làm văn bản ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ. Người nộp hồ sơ được ủy quyền nộp kèm theo 1 bản sao CCCD cùng với hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ về cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo loại hình doanh nghiệp. Người đại diện hoặc người được ủy quyền sẽ nộp một bộ hồ sơ theo các hình thức như sau:
- Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính)
- Gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Nộp và tải hồ sơ trên trang đăng ký kinh doanh điện tử (Đăng ký kinh doanh qua mạng ). Hồ sơ được nộp bằng cái scan hồ sơ gốc và tải lên trang đăng ký kinh doanh này.
Đối với hình thức gửi hồ sơ tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp thông qua đường bưu điện thì cần phải nộp sớm hơn để cơ quan đăng ký kinh doanh có thể tiếp nhận hồ sơ trước thời hạn 3 ngày kể từ ngày thông báo tạm ngừng đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và trả thông báo/ kết quả
Sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ sẽ ra cho bạn một thông báo đã tiếp nhận hồ sơ. Sẽ mất khoảng 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh có thể kiểm tra và xem xét hồ sơ. Sau 3 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hoặc kết quả chấp nhận để doanh nghiệp chuyển sang trạng thái tạm ngừng hoạt động.
Sau khi nhận được giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bắt đầu tạm ngừng kể từ thời hạn đăng ký theo như thông báo. Các thông tin trên trang Thuế cũng như trang đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chuyển về trạng thái “Tạm ngừng hoạt động”
Trên đây là những thông tin về thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp. Luật An Thiện Minh đánh giá đây là một thủ tục đơn giản, dễ thực hiện. Hy vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về thủ tục pháp lý trên.