Quy trình và thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp 2024

giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham

Hiện nay các loại thực phẩm tràn lan trên thị trường với đủ loại mẫu mã, kích thước, chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe và tinh thần của người tiêu dùng. Do đó, thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là ràng buộc đối với doanh nghiệp nhằm kiểm soát chất lượng thực phẩm trước khi đưa ra thị trường.

  1. Khái niệm về Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Trước hết hiểu thế nào an toàn thực phẩm? An toàn thực phẩm là từ chuyên ngành thể hiện, mô tả việc chế biến bảo quản thực phẩm theo các phương pháp chống lây nhiễm khuẩn nhằm đảm bảo cho sản phẩm thực phẩm vệ sinh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm là loại giấy tờ cấp cho doanh nhiệp nhằm xác nhận rằng doanh nghiệp đó đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

2. Hồ sơ xin cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

            Tùy vào từng cơ quan mà mẫu hồ sơ xin chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ khác nhau. Về cơ bản, những loại giấy tờ cần phải chuẩn bị bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo mẫu) và yêu cầu nội dung của cơ quan nhà nước

– Bản sao y chứng thực giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp do Phòng đăng ký kinh doanh cấp.

– Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh theo 1 chiều.

– Sơ đồ quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản an toàn thực phẩm theo 1 chiều

– Hồ sơ lưu mẫu kiểm thực 03 bước có dấu xác nhận của doanh nghiệp

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan cấp thẩm quyền cấp.

– Quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm và chống lây nhiễm chéo có dấu xác nhận của doanh nghiệp

– Quy trình bảo hộ lao động có dấu xác nhận doanh nghiệp

– Hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của các loại nguyên liệu chế biến nên thực phẩm

– Hồ sơ kiểm nghiệm thực phẩm và kiểm nghiệm nước

3. Những lưu ý về cơ sở khi doanh nghiệp tiến hành xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

3.1. Đối với cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống

– Bếp ăn phải được bố trí theo quy trình 1 chiếu, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh và loại thực phẩm đã chế biến

– Có đủ nước để phục vụ nhu cầu của nhà hàng, nước dùng để chế biến thực phẩm phải thường xuyên được kiểm nghiệm

– Phải có dụng cụ thu gom và dụng cụ chứa rác thải. Thác thai thu gom phải được chuyển đi hằng ngày, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn cho đồ ăn

– Khu vực thoát nước phải thông thoáng, không ứ đọng

– Nhà ăn phải thường xuyên được vệ sinh, thoáng mát, ánh sáng đầy đủ. Cần có biện pháp phòng tránh côn trùng gây hại.

– Phải có sổ lưu mẫu 3 bước mỗi ngày

– Cơ sở nhà hàng cần có thiết bị bảo quản thực phẩm, các chế phẩm vệ sinh, nước rửa tay.

– Phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm trên hệ thống đăng ký kinh doanh.

3.2. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm

– Cần phải có địa điểm chế biến sản xuất phù hợp, phải ngăn cách với nguồn lây nhiễm và các yếu tố lây nhiễm khác

– Nguồn nước sạch, vệ sinh đảm bảo cho việc sản xuất chế biến

– Máy móc, trang thiết bị đầy đủ vệ sinh để đảm bảo quá trình xử lý nguyên liệu, chế biến sản phẩm, đóng gói thành phẩm và bảo quản. Ngoài ra cần trang bị hệ thống rửa, khử trùng, sát khuẩn chống các loại động vật gây hại.

– Cơ sở sản xuất, chế biến phải có hệ thống xử lý chất thải riêng do lượng chất thải lớn, việc sản xuất liên tục thường xuyên rất dễ xảy ra nguy cơ ô nhiễm cao.

– Có hồ sơ nguồn gốc xuất xứ của các loại nguyên liệu để chế biến thực phẩm

– Có ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong bảng ngành nghề của doanh nghiệp.

3.3. Các cơ sở không phải xin giấy An toàn thực phẩm

– Cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, không thường xuyên, doanh thu không cao

– Kinh doanh thực phẩm đã bao gói, có thể nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài hoặc nhập trong nước.

– Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì bao gói thực phẩm;

– Nhà hàng nằm trong khách sạn;

– Bếp ăn cho tập thể mà không có thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh chế biến thực phẩm;

– Kinh doanh, chế biến thức ăn ngoài lề đường;

– Đã được cấp một trong các loại giấy GMP, HACCP, ISO 22000, hoặc các loại giấy khác tương đương còn hiệu lực.

  1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy an toàn thực phẩm

Tùy từng loại thực phẩm mà cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm sẽ khác nhau. Sau đây là một số cơ quan cơ bản:

– Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy chứng nhận vệ sinh An toàn thực phẩm cho nhà hàng ăn uống.

– Sở Y tế cấp giấy An toàn thực phẩm cho nhóm sản phẩm: Nước uống đóng chai, phụ gia hương liệu…

– Chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản cấp giấy an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến như: Chế biến thịt, ngũ cốc, thủy sản, trứng và các sản phẩm từ trứng, các loại hạt chế biến

– Sở công thương cấp giấy an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát, kem…

Kết quả của việc xin cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp nhận được giấy xác nhận an toàn thực phẩm

giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
  1. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn thực phẩm

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành nộp lên cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 35 Luật An Toàn Thực Phẩm. Tùy từng loại sản phẩm mà lệ phí nộp cho nhà nước sẽ khác nhau.

– Bước 2: Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ tiếp nhận. Trong vòng 6-15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước sẽ thông báo lịch thẩm định và tiếp đoàn trực tiếp tại cơ sở.

– Bước 3: Sau khi thẩm định đạt loại A hoặc B. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định đạt, doanh nghiệp xin an toàn thực phẩm sẽ được cấp giấy chứng nhận.

  1. Khi nào doanh nghiệp phải xin cấp lại giấy An toàn thực phẩm? Thời hạn cụ thể. 

Giấy chứng nhận có thời hạn trong vòng 3 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước ban hành. Trước 6 tháng hết thời hạn giận của Giấy chứng nhận, doanh nghiệp cần làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận để đảm bảo quy định của pháp luật để đảm bảo doanh nghiệp không bị xử lý vi phạm.

  1. Sự cần thiết của việc xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

            – Thể hiện sự tuân thủ tuyệt đối pháp luật, tạo uy tín cho doanh nghiệp

– Đảm bảo thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

– Góp phần mở rộng, phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, đưa đất nước sánh vai với toàn cầu

– Là cơ sở nền tảng để công bố và đưa các loại thực phẩm ra thị trường một cách an toàn

Việc xin cấp giấy chứng nhận cho cơ sở an toàn thực phẩm là thủ tục vô cùng cần thiết và quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nó không những đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn chứng nhận doanh nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn. Hãy liên hệ với Luật An Thiện Minh qua số hotline: 0865 995 795, chúng tôi sẽ tiến hành mọi thủ tục pháp lý và trả kết quả đến tay khách hàng.

 

Để lại bình luận

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top