[Năm 2024] Kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu? Quy trình kiểm nghiệm diễn ra như thế nào?

kiem-nghiem-thuc-pham

Kiểm nghiệm sản phẩm là một trong những khâu vô cùng quan trọng phục vụ doanh nghiệp tiến hành công bố sản phẩm, xin giấy phép an toàn thực phẩm hoặc những nhu cầu khác. Tuy nhiên, hiện nay không phải cá nhân hay tập thể nào cũng biết đến dịch vụ kiểm nghiệm này và nội dung kiểm nghiệm thực hiện như thế nào và nên đi kiểm nghiệm ở đâu? Hãy tham khảo và cùng Luật An Thiện Minh tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

  1. Khái niệm kiểm nghiệm thực phẩm

Kiểm nghiệm thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân kiểm định, phân tích sản phẩm thực phẩm nhằm xác định sản phẩm thực phẩm của mình có đạt chất lượng hay không? Có đủ tiêu chuẩn để đưa ra thị trường hay không?

Một sản phẩm thực phẩm đạt là một sản phẩm trong mức ngưỡng quy định của pháp luật, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh hay các chỉ tiêu kỹ thuật khác. Nếu không đáp ứng, sản phẩm thực phẩm đó được coi là không đạt chất lượng và không được phép lưu thông trên thị trường. Vì vậy, hoạt động kiểm nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra thị trường là rất quan trọng.

  1. Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm

Việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm không chỉ thể hiện việc tuân thủ pháp luật mà còn đánh giá được sản phẩm của mình có thật sự đạt chất lượng không? Nếu không đạt chất lượng thì cần phải thay đổi hay bổ sung vấn đề gì? Sau đây là một số lợi ích cụ thể của việc kiểm nghiệm sản phẩm:

  • Việc quản lý của nhà nước đối với các sản phẩm của doanh nghiệp trở nên dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng hơn: Việc kiểm nghiệm sản phẩm trở thành thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp trước khi tiến hành đưa sản phẩm ra thị trường đặc biệt là thực phẩm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, an toàn tính mạng của con người. Hiện nay pháp luật có quy định khá rõ ràng và cụ thể việc kiểm nghiệm sản phẩm, do đó việc nhà nước xác định được hàng giả hàng kém chất lượng là điều khá dễ dàng khi sản phẩm đã được kiểm nghiệm.
  • Xây dựng niềm tin tuyệt đối cho khách hàng: Việc kiểm nghiệm sản phẩm xác định được chất lượng sản phẩm nên khách hàng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm. Từ đó, tạo nên thương hiệu uy tín cho doanh nghiệp có sản phẩm được kiểm nghiệm. Đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, khách hàng là nhân tố quyết định đến doanh thu và sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, việc tạo dựng niềm tin là vô cùng quan trọng, đó cũng là lợi ích thiết thực của việc kiểm nghiệm sản phẩm mang lại.
  • Góp phần vào thủ tục cấp phép sản phẩm: Phiếu kiểm nghiệm là một trong những hồ sơ bắt buộc khi doanh nghiệp thực hiện việc công bố sản phẩm. Ngoài ra, đây là cũng là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hóa cũng như bán hàng hóa trong nước. Hiện nay việc thông quan đối với một sản phẩm thực phẩm đã dễ dàng hơn khi doanh nghiệp có phiếu kiểm nghiệm sản phẩm.
  1. Phân biệt những điểm khác giữa khái niệm kiểm nghiệm và khái niệm kiểm định

Thực ra hai khái niệm kiểm nghiệm và kiểm định gần giống nhau về bản chất và mục đích cuối cùng, tuy nhiên đối tượng để kiểm định lại khác đối tượng kiểm nghiệm.

Việc kiểm định thường áp dụng đối với máy móc, thiết bị phục vụ sản phẩm nhằm đánh giá mức độ an toàn của thiết bị theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Việc kiểm nghiệm thường áp dụng đối với sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm nhằm kiểm soát chất lượng thực phẩm trước khi đưa ra thị trường.

  1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm cơ bản

Tùy từng loại thực phẩm sẽ có quy chuẩn Việt Nam khác nhau và chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản đối với sản phẩm là thực phẩm thì sẽ có các chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh; một số khác thì chỉ có thì sẽ có các chỉ tiêu lý, hóa.

Tất cả các chỉ tiêu này đều quy định mức ngưỡng trong QCVN hay TCVN. Nếu vượt mức ngưỡng theo quy chuẩn thì sản phẩm đó có nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

  1. Những sản phẩm thực phẩm cần phải tiến hành kiểm nghiệm

Nguồn nước dùng để ăn và nguồn nước dùng cho sinh hoạt: Các tổ chức cá nhân đều có thể đi kiểm nghiệm nguồn nước nhà mình để xác định nguồn nước có đảm bảo hay không? Nước tắm giặt thì phải đảm bảo Quy chuẩn Việt Nam số 02/2009/BYT, nước ăn uống thì phải đảm bảo Quy chuẩn Việt Nam số 01/2008/BYT.

Đối với các loại nước đóng chai và đá viên dùng liền: Tuân thủ Quy chuẩn Việt Nam số 5-5:2010/BYT, Quy chuẩn Việt Nam số 5-4: 2010/BYT, Quy chuẩn Việt Nam số 5-3:2010/BYT

Đối với các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em: Theo Quy chuẩn Việt Nam 11-4:2012/BYT; Quy chuẩn Việt Nam 11-3:2012/BYT, Quy chuẩn Việt Nam 11-2:2012/BYT

Ngoài ra có sữa, các sản phẩm được chế biến từ sữa, thực phẩm sử dụng hàng ngày, các chất phụ gia và các vật liệu bao gói sản phẩm đều là những sản phẩm cần thiết phải được kiểm nghiệm.

  1. Nơi nào có chức năng kiểm nghiệm sản phẩm

Các cơ sở an toàn thực phẩm để kiểm nghiệm sản phẩm được nhà nước công nhận bao gồm: Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia có địa chỉ tại Phạm Thận Duật; Viện Dinh dưỡng tại 48B Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng HN; Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quatest 1, 2 3 đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Phòng phân tích kiểm nghiệm thiên nhiên tại 176 Phùng Khoang, HN…Tổng có 52 Trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y tế công bố.

  1. Hồ sơ kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm bao gồm những gì?

            Hồ sơ kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm khá đơn giản. Đối với doanh nghiệp cần có đăng ký kinh doanh, mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm (500gr) và chỉ tiêu kiểm nghiệm. Đối với khách hàng là cá nhân thì cần có CMND/CCCD, mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm và chỉ tiêu kiểm nghiệm

Nếu khách hàng không biết sản phẩm của mình cần kiểm nghiệm những chỉ tiêu gì thì trung tâm kiểm nghiệm có thể tư vấn cho khách hàng.

  1. Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm bao lâu thì được trả kết quả

            Tùy vào từng loại sản phẩm mà thời gian trả kết quả kiểm nghiệm khác nhau. Ví dụ sản phẩm thường thì kiểm nghiệm 7-8 ngày làm việc, những sản phẩm thực phẩm chức năng đặc thù như thuốc thì kiểm nghiệm 12-13 ngày làm việc.

Những điều cần biết và lưu ý khi mang sản phẩm đi kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm: đối với sản phẩm đông lạnh cần bảo quản thật kỹ vì nếu bảo quản không kỹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm nghiệm đặc biệt liên quan đến các chỉ tiêu vi sinh.

  1. Kết quả của việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm

Sau khi kiểm nghiệm xong, cơ quan kiểm nghiệm sẽ cấp cho doanh nghiệp phiếu kết quả kiểm nghiệm. Trên phiếu kiểm nghiệm sẽ ghi kết quả của các chỉ tiêu kiểm nghiệm, chỉ tiêu nào đạt hoặc không đạt sẽ thể hiện rõ trên phiếu kiểm nghiệm.

kiem-nghiem-thuc-pham
Phiếu kết quả kiểm nghiệm

Như vậy, kiểm nghiệm thực phẩm là khâu vô cùng quan trọng để doanh nghiệp hoặc cá nhân biết được chất lượng sản phẩm thực phẩm mình đang dùng và công bố ra thị trường. Đồng thời, các cơ sở sản xuất cũng kiểm soát được đầu ra của thực phẩm, nếu có vấn đề xảy ra sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Trên đây là những nội dung liên quan đến kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm, mong rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích về việc kiểm nghiệm thực phẩm.

Nếu quý bạn đọc quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về hoạt động công bố sản phẩm, xin giấy phép an toàn thực phẩm hoặc những nhu cầu khác tại Luật An Thiện Minh, vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0865.995.795 để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của quý khách.

Hoặc tới trực tiếp địa chỉ: Phòng 401 Tòa B1 Udic Westlake, đường Võ Chí Công, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội để được chúng tôi tư vấn chi tiết quy trình, thủ tục tại công ty.

Để lại bình luận

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top