[Mới nhất 2024] Mở Công ty TNHH một thành viên – điều kiện và lưu ý khi thành lập

mo-cong-ty

Mở công ty để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là xu hướng phát triển chung và Công ty ngày càng thể hiện rõ vai trò là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang hội nhập như Việt Nam. Mở công ty tức là thực hiện các hoạt động cần thiết để thực hiện đăng ký, xác lập tư cách pháp lý của Công ty trước khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường.

1.      Định nghĩa công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên được hiểu là công ty do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm nghĩa vụ tài sản và khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ. Đăng ký mở Công ty TNHH một thành viên sẽ được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, được tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh với tư cách độc lập, có con dấu, tài sản riêng.

2.      Vốn điều lệ góp để mở công ty TNHH một thành viên

Vốn điều lệ của Công ty là toàn bộ tài sản bao gồm tiền mặt, bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ, những tài sản khác định giá được bằng tiền mà chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp vào Công ty. Vốn điều lệ bắt buộc phải ghi trong Điều lệ công ty và được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký mở Công ty. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận, chủ sở hữu bắt buộc phải góp đủ số vốn đã cam kết góp vốn vào Công ty. Nếu không góp đủ vốn, chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật.

mo-cong-ty, cong-ty-tnhh, cong-ty-tnhh-1-tv
Công ty TNHH một thành viên

3.      Quyền của Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên

– Được quyền quyết định những nội dung liên quan đến việc sửa đổi bổ sung Điều lệ Công ty.

– Đưa ra và quyết định hướng phát triển Công ty.

– Quyết định và thông qua việc bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ trong Công ty.

– Đưa ra quyết định về việc đầu tư dự án và các giải pháp nhắm tiếp cận thị trường.

– Thông qua các loại hợp đồng của Công ty.

– Quyết định thay đổi nội dung đăng ký Công ty như thay đổi tên, tăng vốn, chuyển nhượng vốn và phát hành giấy ghi nợ (hay còn gọi là trái phiếu).

– Thực hiện hoạt động giám sát và quản lý hoạt động của Công ty.

– Có quyền tổ chức lại hoặc tạm ngừng, giải thể Công ty.

– Những quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4.      Nghĩa vụ của Chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Góp đủ vốn và đúng thời hạn theoquy định của luật

– Phải phân biệt và sử dụng tách biệt tài sản Công ty và tài sản của Chủ sở hữu.

– Chủ sở hữu được quyền rút vốn khỏi Công ty, có thể rút một phần hoặc toàn bộ.

– Chủ sở hữu không được phép rút lợi nhuận trong Công ty khi Công ty TNHH một thành viên còn các khoản nợ trong ty và nợ bên ngoài hoặc nghĩa vụ khác đã đến thời kỳ phải thanh toán.

– Nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật doanh nghiệp hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5.      Hồ sơ mở Công ty TNHH một thành viên

– Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH một thành viên theo mẫu quy định.

– Điều lệ Công ty TNHH một thành viên (Điều lệ được xây dựng trên cơ sở của pháp luật về doanh nghiệp).

– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là chủ sở hữu).

– Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật.

– Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) người được ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là chủ sở hữu).

6.      Cơ cơ quan xử lý và tiếp nhận hồ sơ:

Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

7.      Cách nộp hồ sơ

Hiện nay nộp hồ sơ hoàn toàn thực hiện online. Do đó trước khi nộp hồ sơ, người nộp phải đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh, được cơ quan xác thực giấy tờ pháp lý và tài khoản. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tài khoản, hồ sơ công ty TNHH một thành viên sẽ được nộp như sau:

– Bước 1: Nhập các trường thông tin online: tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu, người đại diện công ty, thông tin đăng ký thuế, thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn, nộp bảo hiểm xã hội.

– Bước 2: Tải hồ sơ bản mềm đã chuẩn bị: Lưu ý hồ sơ phải có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty. Hồ sơ bản mềm tải lên bao gồm hồ sơ quy định tại mục số 5.

– Bước 3: Ký xác thực bằng tài khoản đăng ký kinh doanh và thanh toán phí. Thanh toán phí sẽ thực hiện điện tử thông qua số thẻ ngân hàng.

– Bước 4: Ấn nộp hồ sơ vào Phòng đăng ký kinh doanh.

8.      Thời hạn doanh nghiệp được trả kết quả

– Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể thời điểm nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ, phòng sẽ gửi giấy biên nhận về email cho tổ chức, cá nhân. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo chấp thuận hồ sơ và cấp Giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

– Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ban hành Thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ, yêu cầu doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại. Việc nộp lại hồ sơ sẽ không mất phí.

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung sửa đổi sẽ tiếp tục được trả kết quả sau 3 ngày làm việc.

Lưu ý: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trong giờ làm việc. Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ sau ngày làm việc thì ngày ngày nộp hồ sơ tính từ ngày hôm sau.

9.      Việc mở công ty TNHH một thành viên mang lại lợi ích gì?

– Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty mà không phải thông qua bất kỳ cá nhân nào khác.

– Một cá nhân có thể thành lập công ty mà không cần mời thêm bất kỳ ai góp vốn.

– Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, do đó mọi vấn đề phát sinh sẽ ít rủi ro hơn.

– Thủ tục đăng ký mở công ty nhanh gọn và cơ cấu tổ chức đơn giản hơn so với các loại hình Công ty khác.

– Chủ sở hữu có quyền tự do chuyển nhượng cho cá nhân khác.

– Do công ty TNHH một thành viên có quy mô khá nhỏ nên thuế suất có nhiều ưu đãi, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là 20% – Thấp nhất trong các loại hình công ty.

– Kinh phí thành lập và điều hành hoạt động thấp, mọi thủ tục cũng nhanh gọn hơn.

10. Nhược điểm của việc mở Công ty TNHH một thành viên.

– Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam thì Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc kêu gọi vốn góp sẽ khó khăn hơn các loại hình Công ty khác.

– Chủ sở hữu Công ty không được rút vốn trực tiếp mà phải thực hiện thông qua chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình.

– Chủ sở hữu thanh toán lương cho nhân viên không được tính vào phần chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Khi muốn huy động vốn thì bắt buộc Công ty TNHH một thành viên phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty. Có thể chuyển sang loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phẩn. Như vậy thì công ty mới có thể tiếp nhận phần vốn góp mới.

11. Những lưu ý sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận công ty TNHH một thành viên

– Doanh nghiệp cần tiến hành khắc dấu tròn Công ty: Nội dung trên dấu trong bao gồm: tên công ty, mã số thuế, tên tỉnh đặt trụ sở. Theo quy định hiện hành doanh nghiệp tự quy định về việc khắc, quản lý và sử dụng con dấu.

– Khắc dấu chức danh Người đại diện theo pháp luật của Công ty.

– Treo biển công ty tại trụ sở, đây là thủ tục bắt buộc để cơ quan nhà nước kiểm tra.

– Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký chữ ký số để nộp tờ khai thuế.

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.

Lời Kết

Trên là những vấn đề cần lưu ý liên quan đến việc mở Công ty TNHH một thành viên. Hiện nay việc đăng ký mở Công ty đã được Nhà nước hoàn toàn tiếp nhận và xử lý hồ sơ bằng hình thức nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, do việc nộp hồ sơ qua mạng nên không phải ai cũng có thể dễ dàng thao tác, nhưng đây cũng là việc cải cách tư pháp nhằm tiến mới tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức mở Công ty tham gia vào thị trường kinh doanh. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về Công ty TNHH một thành viên cũng như thủ tục mở Công ty tại Việt Nam để có sự lựa chọn phù hợp với mục đích kinh doanh của mình.

Để lại bình luận

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top